VIệt Nam cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050 nhằm duy trì cơ hội cho mục tiêu 1,5°C trong bối cảnh COP26 kết thúc không như kỳ vọng

Date: Th04 04, 2025 02:49 AM

Biển, đảo Việt Nam và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội

Ngày 12 tháng 2 năm 2019, WWF tái khởi động chương trình Thành phố Xanh giai đoạn 2019-2020. Năm 2018, thành phố Uppsala của Thuỵ Điển đã chiến thắng cuộc thi, trở thành Thành phố Xanh Toàn cầu và tại Việt Nam thành phố Đà Nẵng đạt giải Thành phố Xanh Quốc gia. Trong cuộc thi giai đoạn mới 2019-2020 này, WWF đặt tiêu chí tham vọng hơn nữa cho các thành phố. WWF kêu gọi tất cả các thành phố trên thế giới đóng góp vào việc thực hiện Thoả thuận Khí hậu Paris bằng cách hạn chế tác động của mình trong ngưỡng của sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1.5°C.
 
Tiêu chí đánh giá mới cho cuộc thi Thành phố Xanh giai đoạn 2019-2020 sẽ được phát triển dựa trên các dữ liệu từ Uỷ ban Liên chính phủ của Liên Hợp Quốc – IPCC. Các thành phố tham dự sẽ so sánh mức phát thải hiện tại của mình đối với mức cắt giảm phát thải cần thiết, để đạt được mục tiêu 1.5°C. Các mức độ này được xây dựng cho từng thành phố, có tính đến bối cảnh phát triển hiện tại, và theo đó nâng cao mức yêu cầu đối với từng thành phố cụ thể. Ngoài ra, chính quyền các thành phố, khi tham gia, sẽ được hướng dẫn áp dụng các hoạt động giảm thiểu có tác động sâu rộng và thực hiện thích ứng tốt nhất với những tác động biến đổi khí hậu có thể dự đoán trước. 
 Phát thải ròng bằng "0": Nỗ lực toàn cầu và mục tiêu của Việt Nam - Tạp chí  Tuyên giáo
Sabina Andrén, Giám đốc Chương trình của WWF Cities phát biểu: “Chúng tôi kêu gọi thành phố của bạn hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Khi tham gia chương trình Thành phố Xanh, các thành phố sẽ được đánh giá về hoạt động hiện tại và tư vấn những bước đi hiệu quả nhất để phù hợp với sự phát triển của quốc gia nhằm đạt mục tiêu 1.5 °C toàn cầu.” 
 
WWF sử dụng phương pháp đánh giá đặc biệt với sự giám sát của các chuyên gia quốc tế. Chúng tôi hỗ trợ các thành phố sử dụng bộ công cụ tối ưu để đưa ra được những cam kết và hành động mạnh mẽ cũng như nhận được những phản hồi rõ ràng. 
 
Điều này không chỉ quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn đối với ngày càng nhiều những công dân quan tâm tới vấn đề này trên toàn cầu. Chương trình sẽ công bố kết quả vào năm 2020, theo đó ban giám khảo quốc tế sẽ đề cử thành phố chiến thắng của mỗi quốc gia tham gia. Từ các thành phố được đề cử này, ban giám khảo sẽ chọn ra một thành phố thắng cuộc trên toàn cầu với kế hoạch hành động phù hợp nhất với mục tiêu 1.5 °C.
 
Việt Nam tham gia OPCC từ năm 2015 và tự hào có hai đại diện là thành phố Huế và Đà Nẵng đạt danh hiệu Thành phố Xanh Quốc gia năm 2016 và 2018. Các thành phố đạt giải phải có một bản Báo cáo Khí hậu và Các-bon cùng với các cam kết và hành động phát triển bền vững ấn tượng và khả thi để trở thành những thành phố tiên phong và truyền cảm hứng cho các thành phố trong cả nước. 
 
Các thành phố là nơi tập chung 55% dân số của toàn cầu, và dự kiến sẽ tăng lên 66% vào năm 2050. Hơn 70% khí phát thải CO2 trên toàn cầu bắt nguồn từ các thành phố. Ông Jan Eliasson, Phó Thư ký Uỷ ban Liên Hợp Quốc, đã từng phát biểu vào năm 2014: “Trong cuộc chiến vì sự phát triển bền vững, việc thành hay bại sẽ phụ thuộc vào các thành phố.” Vì thế, các thành phố phải vừa chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu, vừa thích nghi với những thay đổi khí hậu đang diễn ra. Các thành phố dẫn đầu đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ ra con đường phát triển phía trước và từ đó có thể gây ảnh hưởng lớn tới phần còn lại của thế giới. WWF mong muốn hỗ trợ các thành phố có được lựa chọn hiệu quả nhất và lan toả những bài học quý báu cho các thành phố khác. 
 
“Là một quốc gia đang và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam cần thêm nhiều thành phố tham gia hơn nữa trong năm nay và những năm sau để cùng với các thành phố khác trên thế giới hành động và hướng tới một tương lai xanh và bền vững cho toàn cầu.” bà Phạm Cẩm Nhung, Điều phối viên Chương trình Năng lượng Bền vững của WWF-Việt Nam phát biểu. “WWF-Việt Nam kêu gọi các thành phố trên toàn quốc tham gia chương trình và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác cùng chính quyền các thành phố để đưa ra một con đường phát triển bền vững khả thi trong tương lai.”
 
 

 

Tệp đính kèm:

Tên đề án
Biển, đảo Việt Nam lĩnh vực tự nhiên
Tên dự án
Biển, đảo Việt Nam và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội
Bộ Ngành chủ trì
Mã dự án
da2
Giá
Mô tả ngắn gọn
Biển, đảo của nước ta không những là khu vực phát triển kinh tế đầy tiềm năng, là nơi án ngữ các trục giao thông huyết mạch trên biển, cùng với nguồn lợi về tài nguyên, kinh tế biển, mà còn là môi trường tác chiến quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Hình ảnh dự án
VASI